fbpx

LIÊN MINH CHÂU ÂU LÀ GÌ? NHỮNG LỢI ÍCH TO LỚN KHI THAM GIA EU?

LIÊN MINH CHÂU ÂU LÀ GÌ? NHỮNG LỢI ÍCH TO LỚN KHI THAM GIA EU?

Liên minh Châu Âu (EU) ra đời đã thay đổi bộ mặt của Châu Âu, trở thành khối hợp tác vững mạnh và cho tới nay vẫn đóng vai trò rất lớn. Từ khi ra đời đến nay, EU đã gặt hái được nhiều thành công lớn và có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế Thế giới. Vậy, Liên minh Châu Âu là gì? Có những lợi ích gì khi tham gia tổ chức này? Để nắm chắc được những điều đó, trong bài viết này, TPD Việt Nam sẽ cùng các bạn đến với những thông tin cụ thể liên quan đến tổ chức hùng mạnh này nhé!

lien-minh-chau-au

1) Liên minh Châu Âu là gì?

Liên minh Châu Âu (European Union) hay EU là một liên minh hợp tác về chính trị, kinh tế… giữa các nước Châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 27 quốc gia thành viên.

EU được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh Châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Maastricht. Tuy nhiên, nhiều phương diện của Liên minh Châu Âu đã có từ trước, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền thân.

Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước ngày 1 tháng 11 năm 1993 tổ chức này được gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC).

2) Liên minh Châu Âu gồm bao nhiêu thành viên?

Lịch sử của Liên minh Châu Âu bắt đầu từ chiến tranh Thế giới thứ II. Ý tưởng về hội nhập Châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này hiện nay được coi là ngày thành lập của EU và được kỉ niệm hàng năm là “Ngày Châu Âu”. Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Đến năm 2007, thành viên đã tăng lên thành 27.

thanh-vien-lien-minh-chau-au

Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu xếp theo năm gia nhập:

– Năm 1957: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan.

– Năm 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh ( đã rời khỏi EU từ năm 2020).

– Năm 1981: Hy Lạp.

– Năm 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

– Năm 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển.

– Năm 2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp.

– Năm 2007: Romania, Bulgaria.

– Năm 2013: Croatia.

Tuy nhiên, trong lịch sử thành viên của Liên minh Châu Âu đã ghi nhận, kể từ ngày 31/1/2020, Anh đã chính thức rời EU, là quốc gia đầu tiên rời khỏi khối này. Sự kiện Anh rời EU được đánh giá là rủi ro lớn nhất của EU. Chúng không chỉ tác động tới nền kinh tế – chính trị của Anh mà còn là toàn khối Liên minh Châu Âu tại thời điểm đó.

3) Mục tiêu của Liên minh Châu Âu

Mục tiêu của liên minh Châu Âu là thiết lập và hoàn thiện thị trường nội bộ thống nhất thông qua việc phát hành một đồng tiền thống nhất xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên xây dựng một hàng rào thuế quan thống nhất đối với hàng hoá nhập từ ngoài vào, xoá bỏ những hạn chế đối với việc tự do di chuyển vốn sức lao động hàng hoá dịch vụ…nhằm tăng cường hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thành viên xây dựng Châu Âu thành một cực mạnh trong nền kinh tế Thế giới.

Để đạt được mục tiêu này, EU có một hệ thống thể chế để hoạch định, đIều hành và giám sát. Hệ thống này bao gồm năm cơ quan chính: Ủy ban Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Quốc hội Châu Âu, Tòa án Châu Âu và tòa kiểm cùng với các bộ phận hỗ trợ cho các cơ quan trên như: Ủy ban kinh tế và xã hội, Ủy ban khu vực.

4) Những lợi ích khi trở thành công dân của khối Liên minh Châu Âu

a) Tự do đi lại, sinh sống và làm việc trong khối EU

di-lai-tu-do

Là công dân EU, bạn có quyền làm việc ở một quốc gia EU khác, dù là tình nguyện viên, thực tập sinh, người tự kinh doanh hay nhân viên. EU thậm chí sẽ giúp bạn tìm được công việc phù hợp. Nhờ luật pháp EU, bạn luôn được bảo vệ bởi hệ thống an sinh xã hội. EU cũng xác định quyền của bạn với tư cách là người lao động đến từng chi tiết nhỏ nhất, chẳng hạn như quyền được nghỉ 4 tuần hoặc quyền lợi nếu bạn mất việc với tư cách là người lao động.

b) Quyền dân chủ:

Một thông tin vô cùng thú vị là khi định cư tại EU, công dân có quyền được hưởng trọn vẹn các quyền lợi về chính trị. Mọi công dân EU trưởng thành đều có quyền ứng cử và tự bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tại Nghị viện. Không chỉ vậy, công dân cũng có quyền ứng cử và bỏ phiếu tại quốc gia nơi mình cư trú.

EU ra đời còn nhằm mục đích chống phân biệt đối xử, tôn trọng sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ phong phú. EU đã mang lại một khối hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Khối cũng đóng một vai trò quan trọng trong ngoại giao và hoạt động để thúc đẩy những lợi ích tương tự – cũng như dân chủ, các quyền tự do cơ bản và pháp quyền trên toàn cầu.

c) Cơ hội về giáo dục

Một đặc quyền khác mà nhiều nhà đầu tư quan tâm chính là môi trường giáo dục cho con cái. Tại đây, việc học tập gần như hoàn toàn miễn phí. Nhà đầu tư chỉ phải đóng một khoản phí nhỏ để duy trì cơ sở và vật chất. Đặc biệt, chất lượng đào tạo tại Châu Âu vô cùng tốt và ứng dụng sâu trong thực tiễn. Chương trình học tại Châu Âu luôn đi kèm với những hoạt động ngoại khóa giúp và các kỹ năng cần thiết.

giao-duc-phat-trien

Tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu, từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông, các trường học thực hiện chính sách miễn giảm học phí. Đối với sinh viên đại học, học phí sẽ được ưu đãi thấp hơn nhiều so với du học sinh.

d) Các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe

Vấn đề chăm sóc sức khỏe luôn được quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư quốc tế. Khi trở thành công dân EU, nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm về hệ thống y tế mà nơi đây sở hữu; tất cả công dân EU đều được tiếp cận chế độ chăm sóc sức khỏe tối ưu nhất. Bên cạnh chế độ bảo hiểm y tế hoàn toàn miễn phí.

e) Cơ hội đầu tư

Trở thành công dân châu Âu bạn được tiếp cận với nhiều cơ hội đầu tư. Các quốc gia châu Âu thường có chính sách hỗ trợ với công dân của họ, từ đó việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi và mang về nhiều lợi nhuận.

co-hoi-dau-tu

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những thông tin vô cùng hữu ích và thú vị về một trong những tổ chức lớn và quyền lực nhất trên Thế giới – Liên minh Châu Âu EU. Hy vọng với những thông tin mà TPD Việt Nam chia sẻ trong bài viết này, các bạn sẽ nắm được những kiến thức đầy đủ và xác đáng nhất; giúp cho quá trình học tập, làm việc hay định cư của bạn và gia đình diễn ra thuận lợi, thành công!

Bình luận:

Tin tức liên quan

Liên hệ với chúng tôi

Hãy cho chúng tôi biết yêu cầu của bạn và chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất


    Họ và tên *


    Số điện thoại*


    Email *

    Gọi trực tiếp
    Chat Facebook
    Chat trên Zalo