fbpx

THUẾ ĐỐI ỨNG CỦA MỸ TÁC ĐỘNG THẾ NÀO ĐẾN TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU?

THUẾ ĐỐI ỨNG CỦA MỸ TÁC ĐỘNG THẾ NÀO ĐẾN TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU?

Rạng sáng 3/4 (Giờ Việt Nam) , Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế quan mới cho hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, dẫn đến phản ứng mạnh mẽ từ các đối tác thương mại cũng như thị trường tài chính toàn cầu.

Thái độ của các quốc gia trước chính sách thuế đối ứng của Mỹ 

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế cơ bản 10% đối với toàn bộ hàng nhập khẩu, đồng thời áp mức cao hơn đối với một số đối tác thương mại quan trọng. Cụ thể, Anh, Brazil và Singapore chịu mức thuế 10%, trong khi Liên minh châu Âu, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ phải đối mặt với mức thuế dao động từ 20% đến 26%. Đáng chú ý, Trung Quốc và Việt Nam bị áp thuế cao nhất, lần lượt là 34% và 46%.

Mức thuế mới sẽ được đánh chồng lên thuế sẵn có. Ví dụ, thuế đối ứng Mỹ công bố áp lên hàng hóa Trung Quốc là 34% và Trung Quốc đang chịu mức thuế 20%, nên thuế suất thật sự đối với hàng hóa nước này nhập khẩu vào Mỹ bị tính là 54%.

Trước thông báo này, không ít đối tác thương mại của Mỹ đã phản ứng quyết liệt, một số nhanh chóng ra phương án đối phó, trong khi phần còn lại tìm cách thương thuyết thêm với phía Washington nhằm đưa ra giải pháp mang lại lợi ích cho cả 2 bên.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cũng bày tỏ quan điểm rõ ràng trước chính sách này của Hoa Kỳ, cho rằng đây là “cú đấm mạnh vào kinh tế toàn cầu” và sẽ kích hoạt làn sóng bảo hộ mậu dịch ảnh hưởng diện rộng. Đồng thời phía Liên Minh châu Âu cũng sẵn sàng chuẩn bị cho các biện pháp tăng cường đáp trả đối phó với mục đích bảo vệ lợi ích và hoạt động kinh doanh chung của khối nếu đàm phán thất bại.

thuế đối ứng mỹ

Tại mỗi quốc gia cụ thể trong châu Âu, chính quyền cũng làm rõ ý kiến trước mức thuế này. Thủ tướng Ý Giorgia Meloni cho biết đã hủy toàn bộ lịch trình trong ngày 3.4 để tập trung vào nỗ lực ứng phó quyết định mới của Mỹ. Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhận định rằng quyết định của Tổng thống Trump “đã sai lầm về cơ bản” nhưng vẫn sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán để tìm cách chấm dứt cuộc thương chiến đang diễn ra theo chiều hướng xấu đi. 

Ở một góc độ gay gắt hơn, Pháp đồng ý với Uỷ Ban trong việc sẵn sàng cho cuộc thương chiến và đáp trả lại Mỹ trong thời gian tới. 

 Ở châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Thương mại Trung Quốc – Nơi bị áp thuế lên tới 54% đã ngay lập tức lên tiếng phản đối động thái từ phía nhà Trắng và thi hành các biện pháp phù hợp. Tại Nhật Bản – một đồng minh, đối tác thân thiết nhất của Mỹ cũng đang chịu mức áp thuế ở ngưỡng cao là 24%. Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cảnh báo thuế quan từ Mỹ sẽ gây ảnh hưởng đáng kể cho quan hệ kinh tế song phương và thúc giục Nhà Trắng rà soát lại việc áp dụng những biện pháp này.

Trước việc Việt Nam bị áp mức thuế cao nhất lên tới 46%, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã triệu tập cuộc họp khẩn, nhấn mạnh cạnh tranh thương mại đang diễn ra “gay gắt, khó đoán định hơn” và yêu cầu các bộ, ngành có đối sách phù hợp. Ông cũng chỉ đạo thành lập tổ phản ứng nhanh do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu, đồng thời tổ chức lắng nghe ý kiến doanh nghiệp để tìm giải pháp kịp thời.

thuế đối ứng mỹ

ĐÁNH GIÁ TỪ CHUYÊN GIA ẢNH HƯỞNG CỦA MỸ VÀ CÁC NƯỚC CHỊU ÁP THUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI: 

  • Xu hướng bảo hộ gia tăng: Mỹ áp thuế cao, kéo theo phản ứng mạnh mẽ từ nhiều quốc gia.
  • Nguy cơ thương chiến lan rộng: EU, Trung Quốc và các nước châu Á chuẩn bị biện pháp đáp trả.
  • Thị trường toàn cầu bất ổn: Doanh nghiệp và chính phủ các nước buộc phải điều chỉnh chiến lược thương mại.

Lo ngại về nguy cơ chiến tranh thương mại xảy ra

Việc Mỹ áp thuế lên hàng loạt đối tác thương mại, đặc biệt là Trung Quốc (34%), liên minh Châu Âu (20%) và Việt Nam (46%), đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại quy mô lớn.

Lịch sử đã cho thấy, xung đột thương mại không chỉ ảnh hưởng đến hai bên trực tiếp mà còn tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu. Điển hình là cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung từ năm 2018, khi Mỹ áp thuế lên 550 tỷ USD hàng Trung Quốc, khiến GDP Trung Quốc giảm 0,3 – 0,5%, xuất khẩu sang Mỹ sụt giảm 23% chỉ trong năm 2019. Ngược lại, ngành nông nghiệp Mỹ cũng thiệt hại hơn 30 tỷ USD do Trung Quốc trả đũa bằng cách ngừng mua đậu nành và các sản phẩm nông sản khác. 

Trong bối cảnh hiện tại, một cuộc thương chiến diện rộng có thể đẩy giá hàng hóa toàn cầu tăng cao, làm gián đoạn chuỗi cung ứng vốn đã mong manh sau đại dịch COVID-19.

thuế đối ứng mỹ

Chính sách thuế đối ứng của Mỹ cũng làm dấy lên nguy cơ bảo hộ thương mại, khiến các nước phải tìm cách tự vệ bằng các biện pháp trả đũa, dẫn đến vòng xoáy thuế quan leo thang. Điều này đã từng xảy ra vào những năm 1930 khi Mỹ thông qua Đạo luật Smoot-Hawley, nâng thuế nhập khẩu lên hơn 20.000 mặt hàng. Hậu quả là thương mại toàn cầu sụt giảm 66% trong 5 năm, khiến cuộc Đại khủng hoảng càng trở nên nghiêm trọng. 

Nếu quá trình đàm phán không diễn ra thuận lợi, các nước tiếp tục đáp trả bằng thuế quan, không chỉ thương mại song phương bị ảnh hưởng mà các ngành công nghiệp liên quan cũng chịu tổn thất. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể bị kìm hãm, kéo theo thất nghiệp gia tăng và giá tiêu dùng leo thang.

Các quốc gia có mức thuế tốt sẽ là điểm đến phù hợp với thị trường kinh doanh, xuất khẩu?

​Trước thông tin về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng mức thuế đối ứng cao đối với hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần nhanh chóng tìm kiếm những điểm đến có mức thuế ưu đãi để tối ưu hóa chi phí.​

Theo đánh giá của các chuyên gia tư vấn thuế, việc lựa chọn các quốc gia có mức thuế thấp hoặc ưu đãi sẽ giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí, từ đó tăng lợi nhuận và cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 

Trong bối cảnh này, khu vực châu Âu nổi lên như một lựa chọn chiến lược. Mặc dù mức thuế tại đây cao hơn một chút so với các điểm đến thuế thấp khác, nhưng sự ổn định và tiềm năng thị trường lớn của châu Âu có thể bù đắp cho chi phí thuế nhỉnh hơn. 

Không chỉ vậy, việc chuyển hướng đầu tư sang châu Âu không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường tiêu thụ lớn mà còn tận dụng được các hiệp định thương mại tự do mà khu vực này tham gia.

Do đó, trong bối cảnh chính sách thuế mới của Mỹ, việc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuyển hướng sang các quốc gia chịu mức thuế ổn định hơn vào thị trường số 1 thế giới như Mỹ có thể là một chiến lược hợp lý để duy trì hiệu quả kinh doanh và mở rộng thị trường.​

thuế đối ứng mỹ

Đừng quên theo dõi TPD Việt Nam để cập nhật những tin tức mới nhất về chính sách thuế quan thương mại và tình hình thị trường trong các số tiếp theo. Quý anh/chị quan tâm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0966.000.131 để nhận tư vấn!

Bình luận:

Tin tức liên quan

Liên hệ với chúng tôi

Hãy cho chúng tôi biết yêu cầu của bạn và chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất


    Họ và tên *


    Số điện thoại*


    Email *

    Gọi trực tiếp
    Chat Facebook
    Chat trên Zalo