Eurozone (hay còn được gọi là khu vực đồng Euro) là khu vực kinh tế bao gồm các quốc gia thuộc liên minh châu Âu EU và cùng sử dụng đồng Euro là tiền tệ quốc gia. Khu vực này là một trong những khu vực kinh tế – tiền tệ lớn và có ảnh hưởng nhất đến thế giới, mang lại nhiều quyền lợi cho các quốc gia thành viên và công dân sinh sống tại đây.
Khu vực đồng Euro chính thức được hình thành vào ngày 1/1/1999 với việc khởi đầu giao dịch tài chính bằng đồng Euro, và đến năm 2002, tiền giấy và tiền xu Euro được đưa vào lưu thông.
Tính đến năm 2025, khu vực đồng Euro có 20 thành viên, bao gồm: Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Ireland, Áo, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Hy Lạp, Slovenia, Slovakia, Estonia, Latvia, Litva, Cyprus, Malta, Luxembourg, Croatia.
Eurozone được thành lập với mục tiêu thúc đẩy hội nhập kinh tế, tạo ra một thị trường thống nhất, giảm thiểu rủi ro tỷ giá và tăng cường sức mạnh tài chính chung của châu Âu. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chính sách tiền tệ trong toàn khối.
Khu vực đồng Euro hiện là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong thương mại và đầu tư toàn cầu. Việc sử dụng đồng tiền chung giúp tăng cường tính ổn định và minh bạch tài chính giữa các nước thành viên, tuy nhiên cũng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ trong chính sách kinh tế giữa các quốc gia với trình độ phát triển khác nhau.
Nhờ vào sự gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, các quốc gia trong khối Eurozone nhận được nhiều lợi thế để thúc đẩy sự phát triển.
Việc sử dụng chung đồng Euro tại 20 quốc gia giúp chuẩn hóa hệ thống tiền tệ, giảm thiểu rủi ro tỷ giá và tạo sự thuận tiện cho cư dân trong các giao dịch tài chính hàng ngày. Với sự quản lý từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), đồng Euro mang lại sự ổn định và minh bạch về mặt tiền tệ cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Hiện tại, hơn 350 triệu người đang sử dụng đồng Euro, chiếm khoảng 75% dân số EU.
Có thể hình dung rằng, một người định cư tại 1 quốc gia trong Eurozonne có thể di chuyển sang bất kỳ quốc gia nào trong khối để sinh sống, học tập, du lịch hay làm việc mà không cần đổi tiền, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể.
Việc không phải chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia trong Eurozone giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí liên quan đến chuyển đổi ngoại hối. Thị trường chung cũng loại bỏ nhiều loại phí ngân hàng và lệ phí giao dịch xuyên biên giới.
Theo Ủy ban châu Âu, việc sử dụng đồng Euro giúp các doanh nghiệp trong khối tiết kiệm khoảng 20–25 tỷ Euro mỗi năm.
Việc thúc đẩy việc làm là một trong những mục tiêu hướng tới ngay từ khi thành lập khối Eurozone. Sự liên kết giữa các quốc gia này sẽ mở ra một cánh cửa thông hành, cho phép tìm kiếm cơ hội việc làm dễ dàng giữa 20 quốc gia.
Điều này đồng nghĩa với việc công dân có thể sinh sống ở một nước và làm việc ở nước khác mà không cần giấy phép lao động mới. Tính đến năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone đã giảm xuống còn 6,5%, cho thấy nền kinh tế đang phục hồi mạnh.
Eurozone cung cấp môi trường kinh doanh ổn định với các chính sách thuế, pháp lý và thương mại được đồng bộ hoá trong toàn khối. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng sang các nước khác mà không cần đối mặt với hàng rào thuế quan hay thủ tục rườm rà.
Theo báo cáo của OECD, số doanh nghiệp mới thành lập trong khu vực đã tăng hơn 15% từ 2021 đến 2023. Một start-up tại Ireland, chẳng hạn, hoàn toàn có thể nhanh chóng vươn ra thị trường Pháp, Đức hay Tây Ban Nha nhờ lợi thế thị trường chung và đồng tiền chung Euro.
ĐỌC THÊM:
Việc trở thành thường trú nhân của 1 trong số các quốc gia thuộc khối Eurozone sẽ mở ra những cơ hội hấp dẫn, đặc biệt trong việc phát triển kinh doanh – đầu tư đối với công dân nước ngoài. Hiện nay, có 4 quốc gia đang cung cấp các chương trình đầu tư nhận quyền lợi định cư, anh/chị có thể tham khảo và tìm ra lựa chọn phù hợp nhất với mục tiêu phát triển của mình.
Chương trình Golden Visa Bồ Đào Nha là một trong những chương trình đầu tư định cư nổi tiếng nhất châu Âu, mở ra cơ hội cư trú hợp pháp cho đương đơn và gia đình thông qua hình thức đầu tư Quỹ. Sau 5 năm có thể nộp đơn xin quốc tịch Bồ Đào Nha (kể cả khi không sinh sống tại đây).
Điều kiện tham gia chương trình:
Hiện nay, chương trình Golden visa Hy Lạp là chương trình định cư châu Âu được yêu thích nhất trên thế giới, với gần 10.000 đơn đăng ký năm 2024. Chương trình mở ra cơ hội nhận thường trú nhân cho cả gia đình 3 thế hệ với mức đầu tư thấp nhất, cùng các điều kiện xét duyệt hồ sơ đơn giản.
Điều kiện tham gia chương trình:
Chương trình thường trú nhân Cộng hoà Síp là một trong những lộ trình định cư đơn giản và nhanh chóng nhất châu Âu. Người sở hữu PR Síp được quyền sinh sống vĩnh viễn và trong tương lai dự kiến Síp sẽ sớm gia nhập khối Schengen, mang đến đặc quyền tự do đi lại 29 quốc gia khác trong khối.
Điều kiện tham gia chương trình:
Chương trình thường trú nhân Malta cho phép người nước ngoài và gia đình họ được cư trú hợp pháp tại Malta vĩnh viễn và tận hưởng các quyền lợi tương đương như công dân châu Âu (trừ quyền bầu cử).
Điều kiện tham gia chương trình:
Việc định cư tại các quốc gia Eurozone không chỉ mang lại sự ổn định về tài chính, hệ thống tiền tệ minh bạch mà còn mở ra cánh cửa đến với một thị trường lao động rộng lớn, cơ hội phát triển doanh nghiệp và cuộc sống chất lượng cao. Liên hệ TPD Việt Nam qua hotline 0966.000.131 để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn đầu tư!
Tin mới
Nhiều người đọc
Tin tức liên quan
Liên hệ với chúng tôi
Bình luận: