fbpx

TÌM HIỂU NHỮNG THÔNG TIN VỀ NATO?

TÌM HIỂU NHỮNG THÔNG TIN VỀ NATO?

Với những người thường xuyên theo dõi các chương trình thời sự và tình hình Thế giới, chắc hẳn cái tên NATO sẽ khá quen thuộc, xuất hiện trên nhiều phương tiện báo đài. Nhưng không phải ai cũng biết rõ về ý nghĩa, mục đích…của tổ chức này. Vậy hôm nay, hãy cùng với TPD Việt Nam tìm hiểu những thông tin đầy bổ ích và lý thú về tổ chức hùng mạnh này trong bài viết dưới đây nhé!

1) NATO là gì?

NATO là viết tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization). NATO là một liên minh quân sự được thành lập vào tháng 4 năm 1949. Thành viên ban đầu gồm Mỹ và một số nước Châu Âu.

NATO đặt trụ sở chính tại Brussels, Bỉ. NATO là khối quân sự – chính trị lớn nhất thế giới, liên kết phần lớn các nước Châu Âu, Hoa Kỳ và Canada. Đứng đầu bộ tư lệnh châu Âu là Tư lệnh tối cao (tướng Mỹ).

2) Các thành viên trong khối NATO:

Tính đến ngày 04/4/2023, NATO đã có 31 nước thành viên. Sau đây là danh sách 31 quốc gia thành viên và thông tin về năm gia nhập NATO của các nước:

– Năm 1949: Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Iceland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh, Hoa Kì.

– Năm 1952: Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ

– Năm 1955: Đức

– Năm 1982: Tây Ban Nha

– Năm 1999: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary

– Năm 2004: Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Romania, Slovakia, Slovenia

– Năm 2009: Croatia, Albania

– Năm 2017: Montenegro

– Năm 2020: Bắc Macedonia

– Năm 2023: Phần Lan

3) Đặc điểm của NATO:

NATO là một liên minh chính trị – quân sự đảm bảo quyền tự do và an ninh của tất cả quốc gia thành viên thông qua các chính sách chính trị và quân sự.

NATO tuân thủ nguyên tắc phòng thủ tập thể, rằng một cuộc tấn công chống lại một hoặc nhiều thành viên của liên minh được coi là một cuộc tấn công chống lại NATO nói chung. Hiệp ước quy định: Trong trường hợp “có cuộc tiến công vũ trang” vào một hoặc một số nước thành viên thì các nước khác phải nhanh chóng giúp đỡ, kể cả sử dụng lực lượng vũ trang.

Nguyên tắc phòng thủ tập thể là trọng tâm của hiệp ước thành lập NATO. Nó là một nguyên tắc duy nhất và lâu dài gắn kết các thành viên NATO với nhau; cam kết rằng họ bảo vệ lẫn nhau và thiết lập tinh thần đoàn kết trong khối Liên minh.

Phòng thủ tập thể có nghĩa là một cuộc tấn công chống lại một Đồng minh được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các Đồng minh của NATO. Ví dụ, thực tế NATO đã nhiều lần thực hiện các biện pháp phòng thủ tập thể, bao gồm cả để đối phó với tình hình ở Syria và cuộc chiến tranh giữa Ukraine và Nga.

NATO là một liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa tất cả quốc gia ở Châu Âu và Bắc Mỹ cho phép tất cả quốc gia thành viên tham vấn, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, thực hiện các hoạt động quản lý khủng hoảng, đa quốc gia với nhau.

4) Mục đích của việc thành lập NATO là gì?

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập có mối quan hệ chặt chẽ với tình hình Thế giới lúc bấy giờ. Vào thời điểm này, sức ảnh hưởng của Liên Xô và Chủ nghĩa Cộng Sản đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ ở Châu Âu. Điều này tất nhiên khiến các nước Chủ nghĩa Tư Bản lo ngại, vì thế lý do NATO được thành lập chính là để phòng vệ và ngăn chặn sự tác động của Liên Xô và Chủ nghĩa Cộng Sản.

5) Quy trình trở một thành viên của NATO diễn ra như thế nào? 

Quy trình trở thành thành viên của NATO chưa được chính thức hóa và các bước đối với mỗi ứng viên có thể khác nhau.

Tuy nhiên, trước tiên, quốc gia muốn tham gia NATO phải gửi đơn xin gia nhập. Đơn xin gia nhập thường là một bức thư từ một bộ trưởng hoặc nhà lãnh đạo chính phủ.

Sau đó, NATO sẽ xem xét yêu cầu của quốc gia ứng cử viên. Quá trình này được thực hiện trong cuộc họp của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương (NAC) gồm 31 quốc gia thành viên, có thể ở cấp đại sứ.

NAC sẽ quyết định có nên chấp thuận tư cách thành viên của nước ứng viên hay không và các bước phải thực hiện để đạt được điều đó. Điều này phụ thuộc vào mức độ phù hợp của các quốc gia ứng cử viên với các tiêu chuẩn như: chính trị, quân sự và pháp lý của NATO và liệu họ có đóng góp vào an ninh ở khu vực Bắc Đại Tây Dương hay không. 

Nếu NAC “bật đèn xanh” cho tư cách thành viên của nước ứng viên, các cuộc đàm phán về việc gia nhập sẽ được tổ chức. Các cuộc đàm phán có thể được hoàn thành chỉ trong một ngày.

Quốc gia ứng cử viên được yêu cầu cam kết duy trì Điều 5 của NATO. “Một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều (các nước thành viên NATO) ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại toàn bộ NATO và sẽ vấp phải phản ứng từ các thành viên của khối, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực”.

Quốc gia muốn gia nhập NATO cũng phải cam kết thực hiện các nghĩa vụ chi tiêu liên quan đến ngân sách nội bộ của NATO, khoảng 2,5 tỷ USD.

Ứng viên biết được vai trò của họ trong việc lập kế hoạch phòng thủ của NATO và về bất kỳ nghĩa vụ pháp lý hoặc an ninh nào khác mà họ có thể đạt được như kiểm tra nhân sự hoặc xử lý thông tin mật.

Sau đó, các nhân viên NATO sẽ viết một báo cáo để thông báo cho các đồng minh về kết quả của các cuộc đàm phán. Báo cáo sẽ nêu rõ những vấn đề đã được đưa ra với đối tác và những cam kết mà quốc gia đó đã thực hiện. Đồng thời, quốc gia ứng viên sẽ gửi một lá thư, thường là từ bộ trưởng ngoại giao, xác nhận rằng họ chấp nhận tất cả các nghĩa vụ này.

Báo cáo gia nhập và lá thư của quốc gia ứng viên sẽ tiếp tục được nộp cho NAC để cơ quan này đưa ra quyết định cuối cùng.

Cuộc họp của NAC, có thể họp ở cấp đại sứ, bộ trưởng hoặc nhà lãnh đạo, sẽ xem xét đơn đăng ký và quyết định xem có ký nghị định thư gia nhập đối với quốc gia ứng viên hay không.

Nếu được chấp thuận, một buổi lễ nhỏ mang tính tượng trưng sẽ được tổ chức để hợp pháp hóa cho quá trình này của quy trình trở thành thành viên NATO. Nghị định thư sau đó sẽ được gửi đến thủ đô các nước để phê chuẩn theo luật pháp của từng quốc gia thành viên. Trong đó, một số nước cần sự phê duyệt từ quốc hội. 

Sau khi chính phủ của tất cả các thành viên NATO chấp thuận việc gia nhập, các thành viên NATO sẽ thông báo cho chính phủ Mỹ. Sau đó, Tổng thư ký NATO sẽ mời các nước mới tham gia liên minh.

Cuối cùng, quốc gia ứng cử viên sẽ chính thức trở thành thành viên NATO và quốc kỳ của họ sẽ được treo bên ngoài trụ sở của NATO ở Brussels. (Nguồn sưu tầm)

Trên đây là bài viết của TPD Việt Nam cung cấp cho bạn đọc những thông tin về NATO – Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn có thêm những cái nhìn rõ ràng, đầy đủ hơn về tổ chức lớn mạnh trên Thế giới này!

Bình luận:

Tin tức liên quan

Liên hệ với chúng tôi

Hãy cho chúng tôi biết yêu cầu của bạn và chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất


    Họ và tên *


    Số điện thoại*


    Email *

    Gọi trực tiếp
    Chat Facebook
    Chat trên Zalo