Ngày 1/7/2025, 5 quốc gia tham gia chương trình quốc tịch Caribbean (CBI) đã đưa ra đề xuất thiết lập yêu cầu cư trú bắt buộc, giới hạn số lượng hồ sơ chấp thuận mỗi năm và áp dụng các tiêu chuẩn hành chính thống nhất. Hiệp định gồm 92 điều khoản là kế hoạch đang nhằm nâng cao tính minh bạch và quản lý hiệu quả chương trình CBI, trước sức ép từ Mỹ và EU.
Một trong những nội dung đề xuất quan trọng lần này là quy định công dân mới phải có mặt thực tế tại quốc gia ít nhất 30 ngày mỗi năm, tính từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận nhập quốc tịch. Điểm mới này rất đáng chú ý vì trước đây, hầu hết các chương trình đầu tư lấy quốc tịch ở Đông Caribbean đều không yêu cầu cư trú thực tế.
Nếu được áp dụng, quy định này sẽ áp dụng với mọi quốc gia thuộc khối Đông Caribbean, ngoại trừ Antigua & Barbuda — nơi vốn đã có quy định tương tự.
Ngoài việc hiện diện tối thiểu, người tham gia còn phải hoàn thành một chương trình hội nhập bắt buộc. Nội dung này sẽ bao gồm các khóa học về pháp luật, lịch sử và những nguyên tắc cơ bản của quốc gia sở tại, kèm theo các hoạt động văn hóa đặc trưng. Mục đích là để công dân mới hiểu rõ, gắn bó thực sự với đất nước.
Nếu không tuân thủ, người vi phạm có thể bị phạt hành chính, thậm chí bị thu hồi hộ chiếu!
Theo nội dung đề xuất, một cơ chế hạn ngạch mới sẽ được áp dụng. Hội đồng Quản trị sẽ kiến nghị số lượng tối đa hồ sơ được cấp quốc tịch thông qua đầu tư cho từng quốc gia thành viên trong mỗi năm tài chính. Quyết định này sẽ dựa trên nhiều yếu tố như nhu cầu toàn cầu, khả năng hấp thụ và các rủi ro về uy tín.
Ngoài ra, các quốc gia trong khối sẽ phải báo cáo hàng tháng về số lượng hồ sơ đã phê duyệt cho cơ quan giám sát chung. Đây được xem là bước chuyển quan trọng so với cách vận hành cũ, vốn khuyến khích cạnh tranh thu hút nhà đầu tư. Việc kiểm soát hạn mức hồ sơ nhằm tránh lạm dụng, giữ giá trị hộ chiếu Caribbean ở mức ổn định.
Theo đề xuất, một Cơ quan Quản lý Chương trình Quốc tịch thông qua Đầu tư Đông Caribbean (EC-CIRA) sẽ được thành lập, hoạt động với quyền hạn điều tiết rộng lớn chưa từng có. Cơ quan này có trách nhiệm xây dựng, triển khai và thực thi các tiêu chuẩn, quy trình thống nhất, giám sát hoạt động của các chương trình quốc tịch của từng quốc gia thành viên.
Hội đồng Bộ trưởng và Ban Giám đốc sẽ là hai cấu phần chính, quy tụ đại diện từ các quốc gia tham gia cùng các ứng viên được đề cử từ tổ chức khu vực. Thẩm quyền lập quy tập trung cho phép EC-CIRA ban hành chỉ thị ràng buộc, bộ quy tắc thực hành, cũng như yêu cầu chấm dứt hoạt động vi phạm.
Các quy định bắt buộc này sẽ điều chỉnh mọi khâu từ tiếp thị, kiểm duyệt chất lượng đến toàn vẹn hồ sơ, đánh dấu sự chuyển đổi quan trọng từ mô hình tự chủ trước đây sang khung pháp lý quản trị tập trung và thống nhất toàn khu vực.
Theo dự thảo mới, quy trình kiểm tra lý lịch sẽ được siết chặt hơn bao giờ hết. Tất cả hồ sơ sẽ phải trải qua bước xác minh danh tính nghiêm ngặt, đối chiếu với danh sách trừng phạt, cơ sở dữ liệu về các cá nhân có ảnh hưởng chính trị (PEP) và các danh sách theo dõi trong nước, khu vực và quốc tế.
Ngoài ra, đương đơn bắt buộc phải cung cấp lý lịch tư pháp từ mọi quốc gia mà họ đã từng sinh sống hoặc mang quốc tịch trong vòng mười năm trước khi nộp hồ sơ. Điểm mới đáng chú ý là phỏng vấn trực tiếp sẽ là bước bắt buộc trong quy trình thẩm định.
Quy định này còn áp dụng với người phụ thuộc từ 18 tuổi trở lên, thậm chí trẻ trên 12 tuổi cũng có thể phải tham gia nếu có yếu tố nghi vấn.
Một điểm đáng chú ý trong dự thảo là việc thiết lập cơ chế cấp hộ chiếu theo hai giai đoạn. Theo đó, công dân sẽ chỉ được cấp hộ chiếu có thời hạn 5 năm trong lần đầu, và chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, hộ chiếu mới được gia hạn thêm lên tối đa 10 năm.
Đề xuất này buộc Saint Kitts & Nevis, Saint Lucia và Dominica phải điều chỉnh quy trình cấp hộ chiếu, vì trước đây các quốc gia này cấp hộ chiếu 10 năm ngay từ đầu. Antigua & Barbuda hiện đã áp dụng quy trình tương tự, còn Grenada sẽ bổ sung tuỳ chọn gia hạn lên 10 năm nếu công dân vượt qua vòng đánh giá tuân thủ nghiêm ngặt.
Trước những đề xuất siết chặt như yêu cầu cư trú bắt buộc, hạn ngạch hồ sơ, gia tăng thẩm định lý lịch hay giới hạn hiệu lực hộ chiếu, các nhà đầu tư cần cân nhắc ra quyết định sớm. Nếu chần chừ, khi quy định chính thức áp dụng, điều kiện tham gia sẽ trở nên phức tạp hơn, mất nhiều thời gian, thủ tục khắt khe và chi phí có thể tăng cao.
Thời điểm hiện tại vẫn còn là “cửa sổ vàng” để tận dụng chính sách linh hoạt, hồ sơ gọn nhẹ, không yêu cầu cư trú dài ngày. Các nhà đầu tư nên chủ động hành động ngay bây giờ để đảm bảo quyền lợi tối ưu và tránh bị động trước những thay đổi có khả năng cao sẽ được ban hành trong tương lai gần.
ĐỌC THÊM:
Những thay đổi được đề xuất sẽ ảnh hưởng đáng kể đến điều kiện và quy trình tham gia các chương trình quốc tịch Caribbean trong thời gian tới. Nhà đầu tư cần cập nhật thông tin và chuẩn bị hồ sơ thật sớm để tránh rủi ro khi quy định mới được thực thi. Liên hệ ngay TPD Việt Nam qua HOTLINE 0966.000.131 để được tư vấn chi tiết về chương trình quốc tịch Caribbean và lộ trình phù hợp nhất cho gia đình!
Tin mới
Nhiều người đọc
Tin tức liên quan
Liên hệ với chúng tôi
Bình luận: