Trong bối cảnh thị trường toàn cầu ngày càng bất ổn, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn như Mỹ – Trung, EU – Trung đang có dấu hiệu leo thang trở lại. Các biện pháp áp thuế, kiểm soát công nghệ, siết chuỗi cung ứng không còn là chiến thuật ngắn hạn mà đang trở thành xu thế mới đầy rủi ro. Doanh nhân Việt Nam, đặc biệt là những người hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất phụ thuộc đầu vào từ nước ngoài, đang đứng trước một câu hỏi sống còn: phải làm gì để bảo vệ doanh nghiệp trước nguy cơ chiến tranh thương mại sắp tới?
Cùng TPD Việt Nam đi tìm lời giải đáp cho vấn đề trên qua nội dung dưới đây!
Thị trường toàn cầu đang bước vào giai đoạn bất ổn mới khi nhiều quốc gia lớn bắt đầu áp dụng chính sách bảo hộ thương mại trở lại. Gần đây, Mỹ đã đề xuất loạt chính sách thuế quan mới nhằm kiểm soát dòng chảy hàng hóa từ Trung Quốc và kiểm soát lại thâm hụt thương mại.
Cụ thể, Mỹ áp lệnh thuế nhập khẩu ở mức 10% với quá nửa trên tổng số 180 quốc gia & vùng lãnh thổ. Trong khi đó, Liên minh châu Âu, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ phải đối mặt với mức thuế dao động từ 20% đến 26%. Đáng chú ý, Trung Quốc và Việt Nam bị áp thuế cao nhất, lần lượt là 34% và 46% (tại thời điểm ban đầu).
Những động thái này không chỉ thay đổi cục diện thương mại quốc tế, mà còn tạo ra hiệu ứng domino trên chuỗi cung ứng toàn cầu. Các chính sách trả đũa liên tiếp từ các quốc gia đã làm leo thang sự căng thẳng đối với thị trường xuất nhập khẩu trên khắp thế giới.
Trong những ngày gần đây, các hành động “Ăn miếng trả miếng” giữa chính quyền tổng thống Trump và Trung Quốc đã thực sự khiến thị trường kinh tế toàn cầu phải rơi vào thế căng thẳng, bất chấp lệnh hoãn thuế 90 ngày để đàm phán với các quốc gia còn lại từ Mỹ.
Nhìn lại quá khứ, quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài từ năm 2018 – Nhiệm kỳ lần thứ nhất của Trump và hiện tại đang có dấu hiệu bùng phát trở lại với quy mô rộng hơn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/4 đã ký sắc lệnh hành pháp tăng thuế quan đối với hàng Trung Quốc tên 125% từ mức trước đó là 84%. Mức thuế này sẽ cộng thêm khoản thuế 20% mà Mỹ đã áp lên hàng hóa Trung Quốc từ trước, tổng cộng là 145% sau đợt tăng mới nhất.
Về phía Trung Quốc, mức thuế áp lên hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ cũng tăng lên 84%. Theo quan điểm từ phía quốc gia tỷ dân này, họ sẽ chỉ chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán nếu đảm bảo được sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Thái độ leo thang từ cả hai phía không chỉ làm xói mòn niềm tin doanh nghiệp, mà còn khiến thị trường kinh tế toàn cầu nóng lên. Việc chia rẽ công nghệ (decoupling) giữa hai siêu cường này đang tạo ra một thế giới thương mại phân cực, trong đó các doanh nghiệp nhỏ – trung bị kẹt giữa hai cực chính sách.
EU chịu mức thuế 25% đối với thép, nhôm và ô tô xuất khẩu đến Mỹ, cũng như mức thuế quan mới là 20% đối với hầu hết các mặt hàng khác theo chính sách của ông chủ Nhà Trắng nhằm đánh vào các quốc gia mà ông cho là áp đặt rào cản cao đối với hàng nhập khẩu của Mỹ.
Trong cuộc phỏng vấn với Financial Times ngày 10/4 theo giờ Brussels, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng áp dụng các biện pháp thuế quan trên toàn khối đối với các công ty công nghệ lớn của Mỹ, bao gồm Meta và Google, nếu các cuộc đàm phán không đạt được tiến triển trong việc tháo gỡ tranh chấp thương mại ngày càng leo thang.
Việc hai khối kinh tế hàng đầu thế giới áp thuế chéo lên hàng hóa và đe dọa nhằm vào cả các tập đoàn công nghệ lớn không chỉ làm tổn thương trực tiếp thương mại song phương, mà còn đe dọa phá vỡ cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đã chịu nhiều biến động sau đại dịch và xung đột địa chính trị.
Nếu không sớm có cơ chế đối thoại hiệu quả, những căng thẳng này có thể khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại, đầu tư quốc tế suy giảm và thị trường rơi vào vòng xoáy bất ổn kéo dài.
ĐỌC THÊM:
Xét trên thị trường Mỹ, việc tăng thuế nhập khẩu từ các thị trường lớn như Trung Quốc, EU, Nhật Bản có thể thúc đẩy được thị trường sản xuất tại quốc gia này – tuy nhiên đó là viễn cảnh trong tương lai dài hạn 10-15 năm tới. Còn bây giờ, các doanh nghiệp tại Mỹ chắc chắn phải đối mặt với tình trạng tăng chi phí ban đầu, kéo theo giá bán ra tăng và giảm sức mua người tiêu dùng.
Còn đối với các thị trường khác, khi gặp phải rào cản hạn chế từ Mỹ chắc chắn cũng cần tìm một thị trường thay thế khác để xuất khẩu hàng hoá. Và việc dư thừa là chắc chắn xảy ra, chỉ riêng tại thị trường Trung Quốc, số lượng hàng hoá sản xuất vượt cầu thị trường trong nước hướng tới xuất khẩu năm 2024 đã đạt tới 1 tỷ USD.
Điều này dẫn tới giá hàng hoá, nguyên vật liệu và thiết bị sẽ buộc phải giảm để tiêu thụ, ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp và kinh tế quốc gia đáng kể.
Chiến tranh thương mại không chỉ dừng ở việc đánh thuế hàng hóa, mà còn khiến các tập đoàn đa quốc gia xem xét lại chuỗi cung ứng toàn cầu của mình. Khi chi phí vận chuyển, thuế quan và rào cản kỹ thuật gia tăng, các công ty có xu hướng chuyển dây chuyền sản xuất hoặc kho bãi sang các khu vực “trung lập” hơn để giảm thiểu rủi ro – điều này gây ra sự phân mảnh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đối với Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á, đây vừa là thách thức lớn trước mức thuế 46% vào Mỹ. Các nhà máy, khu công nghiệp nước ngoài đặt tại đây nhằm hợp thức hoá việc xuất khẩu sang Mỹ có thể tạm dừng hoàn toàn.
Các ngành như dệt may, điện tử, cơ khí vốn có liên kết sâu với chuỗi toàn cầu sẽ là những ngành bị tác động đầu tiên nếu tình trạng trả đũa tiếp tục leo thang.
Thị trường ngoại hối cũng sẽ không đứng ngoài vòng xoáy căng thẳng này. Việc áp thuế mạnh làm sụt giảm xuất khẩu giữa các bên sẽ khiến dòng tiền và tỷ giá giữa USD, Euro và các đồng tiền liên quan biến động mạnh, dẫn đến rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Ví dụ, khi đồng Euro mất giá so với USD, hàng xuất khẩu từ EU sang Mỹ có thể rẻ hơn, nhưng lại gây áp lực lớn cho các đối tác nhập khẩu bằng đồng nội tệ tại châu Á – nơi có hợp đồng thanh toán theo USD hoặc Euro.
Đồng thời, khi thị trường Mỹ và Trung Quốc – vốn chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu – trở nên khó tiếp cận do rào cản thuế và kiểm định phức tạp, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải điều chỉnh chiến lược thị trường, tìm đối tác mới hoặc chấp nhận giảm sản lượng.
Mặc dù vẫn tranh chấp căng thẳng với Mỹ, tuy nhiên cũng có thể thấy rằng mức thuế 20% được Mỹ áp dụng cho EU vẫn thấp hơn khá nhiều so với Việt Nam – 46%.
Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh rõ rệt cho doanh nghiệp có mặt tại châu Âu khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang Mỹ hoặc giao thương nội khối.
Vấn đề đặt ra ở đây là, liệu nhà đầu tư, doanh nhân Việt có nên mở rộng thị trường sang châu Âu để phát triển trong bối cảnh hiện nay không? Câu trả lời là có!
Các quốc gia như Ireland, Bồ Đào Nha, Malta, Hy Lạp đang tích cực chào đón các doanh nhân và nhà đầu tư quốc tế thông qua các chương trình định cư, thường trú nhân kèm ưu đãi đầu tư (như Golden Visa, Residency by Investment…).
Việc sở hữu tư cách thường trú hoặc quốc tịch tại một nước EU không chỉ giúp doanh nhân trực tiếp tiếp cận thị trường nội địa châu Âu, mà còn giảm đáng kể chi phí thuế và rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu sang Mỹ.
Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động, đa dạng hóa ngành nghề và khu vực đầu tư là điều sống còn. Các nhà đầu tư nên cân nhắc mở rộng hoạt động sang ngành sản xuất, công nghệ sạch, logistics hoặc dịch vụ tài chính tại châu Âu – những lĩnh vực đang được EU ưu tiên phát triển, đi kèm các chính sách hỗ trợ tài chính, thuế và pháp lý minh bạch.
Bên cạnh đó, việc thiết lập các công ty con hoặc chi nhánh tại các quốc gia châu Âu nhỏ nhưng chiến lược như Estonia (nổi tiếng về chính phủ điện tử), hoặc Hà Lan (cửa ngõ logistics châu Âu) có thể giúp doanh nghiệp mở rộng hệ sinh thái kinh doanh, tận dụng cơ hội tiếp cận 29 thị trường EU nội khối với hơn 450 triệu dân.
Trong thời điểm rủi ro địa chính trị và thương mại gia tăng, việc phân bổ tài sản thông minh là yếu tố bảo vệ tài chính quan trọng. Các doanh nhân nên tính đến việc chuyển một phần tài sản đầu tư sang bất động sản, quỹ đầu tư hoặc mô hình kinh doanh tại các quốc gia châu Âu ổn định, nơi có tỷ lệ lạm phát thấp và chính sách bảo vệ tài sản cao.
Ví dụ, Malta và Bồ Đào Nha là hai quốc gia có thị trường bất động sản được đánh giá cao, tăng trưởng ổn định 4–6%/năm, đồng thời cung cấp quyền cư trú và quyền lợi y tế, giáo dục cho nhà đầu tư và gia đình. Phân bổ tài sản ở các quốc gia như vậy không chỉ giúp đảm bảo giá trị tài sản lâu dài mà còn là tấm vé dự phòng cho các biến động kinh tế tại châu Á.
Trước làn sóng chiến tranh thương mại và chính sách thuế quan ngày càng khắt khe, doanh nhân cần chủ động chuyển hướng chiến lược, phân bổ tài sản hợp lý và mở rộng hiện diện tại những thị trường ổn định như châu Âu. Đây chính là tấm khiên bảo vệ và là đòn bẩy phát triển bền vững trong thời kỳ kinh tế toàn cầu đầy biến động.
Đừng quên theo dõi TPD Việt Nam để cập nhật thêm các vấn đề kinh tế – chính trị tác động đến nhà đầu tư định cư quốc tế!
Dịch vụ liên quan
Liên hệ với chúng tôi