fbpx

HỆ THỐNG GIÁO DỤC TẠI CANADA – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT!

HỆ THỐNG GIÁO DỤC TẠI CANADA – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT!

Giống như nhiều quốc gia phát triển khác, Canada rất chú trọng vào việc đầu tư phát triển nền giáo dục của mình, vì thế nên Canada luôn là điểm đến mơ ước của nhiều du học sinh trên toàn cầu bởi chất lượng giáo dục và hệ thống trường học hàng đầu Thế giới. Vậy, hệ thống giáo dục tại Canada có gì đặc biệt? Cùng TPD Việt Nam tìm hiểu trong nội dung bài viết ngày hôm nay nhé!

1) Vài nét về hệ thống giáo dục tại Canada:

Canada là quốc gia duy nhất không có bộ giáo dục quản lý hệ thống giáo dục trên toàn liên bang. Với sự phân quyền bởi chính phủ, chính quyền ở mỗi tỉnh bang sẽ có trách nhiệm xây dựng chương trình học, đưa ra các chính sách giáo dục cũng như phân bổ kinh phí tài trợ cho các trường. Hệ thống giáo dục bao gồm các cấp như: Mầm non, Tiểu học, Trung học, Sau Trung học (Cao đẳng, Đại học và Sau Đại học).

Hai hình thức đào tạo phổ biến là công lập và tư thục, từ bậc từ mẫu giáo cho đến Cao đẳng, đại học. Hầu hết các trường Đại học tại Canada đều là trường công lập, đảm bảo chất lượng giáo dục luôn ở mức tốt nhất trên cả nước.

Tất cả các trường tư thục cũng bắt buộc phải đăng ký với Bộ giáo dục tại tỉnh bang hoặc lãnh thổ của họ và phải đảm bảo các tiêu chuẩn về giáo trình giảng dạy và các tiêu chuẩn khác được các bộ có liên quan quy định. 

Chính phủ Canada luôn tạo nhiều điều kiện tốt để học sinh trong nước và cả du học sinh quốc tế phát triển được hết thế mạnh của mình trong lĩnh vực học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, du học sinh còn có thể săn học bổng từ chính phủ, từ trường Đại học và Cao đẳng tại Canada. 

2) Phương pháp giảng dạy tại Canada:

– Khuyến khích sự sáng tạo, không áp đặt điểm số: Thay vì truyền tải bài giảng theo một khuôn mẫu có sẵn, tất cả học sinh luôn được khuyến khích lựa chọn những môn học dựa trên thế mạnh và sở thích của bản thân. Bên cạnh việc đánh giá bằng thang điểm, giáo viên sẽ đánh giá năng lực của từng học sinh qua khả năng tư duy phát triển, khả năng tiếp thu bài học trên lớp và phản biện trong những giờ làm bài nhóm. Điều này không chỉ khuyến khích học sinh phát triển kỹ năng sáng tạo, mà còn phát huy được hết tố chất riêng của bản thân. 

– Kết hợp song song giữa lý thuyết và thực hành: Ngoài những bài giảng lý thuyết trên lớp, các giáo viên luôn cố gắng giúp học sinh tiếp thu mọi kiến thức một cách dễ dàng và thú vị hơn thông qua những tiết học thực hành ngay trên lớp hoặc các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại thực tế. Với những bạn theo học bậc Cao đẳng, Đại học – Sau Đại học, bạn sẽ được tham gia Chương trình hợp tác (Co-op Education) – cho phép sinh viên kết hợp giữa lý thuyết ở lớp học và kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại các doanh nghiệp liên kết với trường ngay trong thời gian học. 

3) Thời gian khai giảng và ngôn ngữ được sử dụng trong hệ thống giáo dục Canada:

a) Thời gian khai giảng:

Các trường tiểu học và trung học tại Canada thường sẽ bắt đầu vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9. Năm học thường sẽ kết thúc vào cuối tháng 5 hoặc tháng 6.

Những tháng 7 và tháng 8 thường sẽ là những kỳ nghỉ hè trong năm. Mặc dù, thỉnh thoảng kỳ nghỉ hè sẽ diễn ra vào cuối tháng 6, với các lớp học sẽ khai giảng lại vào cuối tháng 8.

b) Ngôn ngữ được sử dụng trong hệ thống giáo dục Canada:

Trường học ở Canada sẽ sử dụng 2 ngôn ngữ chính của quốc gia là: Tiếng Anh và tiếng Pháp. Các trường sử dụng tiếng Anh cũng sẽ cung cấp các khóa học tiếng Pháp như một phần của giáo trình và ngược lại. Tuy nhiên, chất lượng của các buổi dạy ngôn ngữ thứ 2 sẽ khác nhau ở mỗi trường.

Nếu các nhà đầu tư muốn con của mình được học ở cả hai ngôn ngữ, các vị nên tìm hiểu các trường tiếng Anh cung cấp chương trình hòa nhập tiếng Pháp (hoặc ngược lại), hoặc gửi con của các vị đến một trường Pháp ở một khu vực nói tiếng Anh, một số trường học cũng cung cấp các khóa học ở những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh/ Pháp.

4) Các cấp bậc trong hệ thống giáo dục Canada:

a) Mầm non và mẫu giáo:

Nhập học độ tuổi mầm non không phải là điều bắt buộc đối với trẻ em ở Canada. Ngoài ra, những trường này thường là tư thục nên sẽ tạo sức ép tài chính cho cha mẹ. Ngược lại, đại đa số trường mẫu giáo là trường công. Dù không bắt buộc trên toàn quốc, một số tỉnh bang yêu cầu trẻ em đi học từ 5 tuổi.

Ở khu vực phía Bắc, có rất nhiều lựa chọn về trường mầm non. Từ các trường hợp tác xã phi lợi nhuận đến các trường công giáo, các trường cho các tôn giáo khác, trường cộng đồng và trường tư thục.

Các trường hợp tác xã phi lợi nhuận có chi phí hợp lý nhất. Các trường yêu cầu sự tham gia của phụ huynh nhiều nhất dưới hình thức là các tình nguyện viên. Trường tôn giáo có thể không phù hợp với một số gia đình do chương trình giảng dạy có chứa yếu tố tôn giáo.

Các trường tư thục, mặc dù đắt đỏ, thường được coi là lựa chọn hàng đầu. Một ví dụ điển hình là các trường tuân theo phương pháp Montessori ( một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em).

b)  Cấp Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 6:

 Với cấp bậc này, trẻ em bắt đầu học lớp 1 khi 6 tuổi. Năm học thường bắt đầu vào khoảng cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 và kết thúc vào khoảng giữa đến cuối tháng 6. Thời gian học trải dài từ thứ 2 đến thứ 6 xuyên suốt năm học (trừ các ngày lễ). Hầu hết các trường tại Canada đều có chương trình giảng dạy bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp, trẻ em có thể theo học cả 2 loại ngôn ngữ tùy vào chương trình học và vùng lãnh thổ. 

c) Chương trình Trung học:

Áp dụng cho học sinh từ lớp 7 cho đến khi tốt nghiệp lớp 12, 13 tùy vào từng tỉnh bang. Khi bắt đầu đăng ký học tại trường, các học sinh đó sẽ phải thi trắc nghiệm sinh ngữ nhằm xác định xem có cần phải cho học thêm sinh ngữ ngoài các môn học văn hóa hay không.

Sau khi hoàn thành chương trình Trung học, học sinh sẽ được nhận bằng tốt nghiệp từ chính quyền tỉnh và theo học bậc Cao đẳng hay Đại học tùy vào khả năng và nhu cầu. 

d) Hệ Cao đẳng:

Cao đẳng (College) – đào tạo các văn bằng đại học, cao đẳng và cả những chứng chỉ ngắn hạn. Hệ thống ngành học đa dạng, có nhiều lựa chọn cho sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên chưa đủ điều kiện đầu vào tiếng Anh cũng có thể tham gia các khóa tiếng Anh tổng quát và học thuật (ESL) tại đây, trước khi bắt đầu chương trình học chính. Nằm trong bậc giáo dục sau phổ thông, các trường Cao đẳng (College) nổi bật với những ưu điểm như: Dịch vụ hỗ  trợ sinh viên cực tốt, sỉ số lớp nhỏ, môi trường học tập hiện đại, điều kiện tuyển sinh tương đối dễ dàng và có nhiều đợt nhập học dành cho sinh viên.

Giáo dục sau trung học bắt đầu từ lớp 11. Sinh viên hoàn thành chương trình chung từ 2-3 năm sau đó chuyển vào đại học hoặc chương trình hướng nghiệp. Hầu hết các chương trình cử nhân ở Quebec kéo dài 3 năm thay vì 4 năm; tuy nhiên nếu học sinh chưa tốt nghiệp cao đẳng phải hoàn thành thêm 1 năm nghiên cứu thực tiễn.

Chương trình Cao đẳng của hệ đại học: Đây là hình thức kết hợp chương trình của 2 bậc học đại học và cao đẳng, đặt cơ sở trên các chương trình thực hành và lý thuyết như ở đại học. Các trường này vừa cấp chứng chỉ, vừa cấp bằng đại học. Đặc điểm của loại hình trường này sỉ số lớp nhỏ, có môi trường học tập của đại học, nhiều không gian nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm và điều kiện tuyển sinh dễ dàng hơn. Học sinh sau khi hoàn tất chương trình tại cao đẳng sẽ tiếp tục liên thông lên bậc đại học để lấy bằng cử nhân. 

Các trường cao đẳng dạy nghề: là hệ thống các trường Cao đẳng tập trung đào tạo các kỹ năng cần thiết để học sinh có thể đi làm sau một thời gian ngắn. Các chương trình học thường tập trung vào kỹ năng thực hành.

e) Hệ Đại học:

Với chính phát triển giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới, các trường đại học tại Canada luôn nhận được tài trợ của nhà nước trên quy mô lớn. Điều giúp các trường đều có chương trình đào tạo uy tín, chất lượng cao không riêng một tỉnh bang hay ngành học nào. Hiện nay, Canada có đến hơn 95 trường đại học nổi tiếng trên thế giới về cả giảng dạy và nghiên cứu, do vậy bằng cấp có được tại Canada được công nhận trên toàn thế giới.

Tại hệ thống đào tạo đại học, mang đến chương trình đa dạng, cung cấp đến người học đầy đủ các loại văn bằng như: Cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ và các loại chứng chỉ. Tùy từng tỉnh bang, từng trường và ngành học mà mức học phí sẽ khác nhau. Đặc biệt, tại đất nước này không có thi tuyển sinh với đại học mà sẽ thông qua hình thức xét tuyển theo yêu cầu và tiêu chuẩn của từng trường.

f) Hệ Thạc sĩ:

Các trường Đại học của Canada thường cấp 2 loại văn bằng thạc sĩ: Bằng thạc sĩ chương trình chính khoá, đòi hỏi người tốt nghiệp phải hoàn thành một chương trình học cụ thể; Bằng thạc sĩ nghiên cứu, yêu cầu người nhận bằng phải hoàn thành các bài tập của chương trình sau Đại học và thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Để tham gia học chương trình thạc sĩ tại Canada, một số trường Đại học tại Canada yêu cầu các du học sinh phải có thành tích học tập khá, giỏi ở bậc cử nhân và một số trường còn đòi hỏi cả trình độ tiếng Anh, kinh nghiệm làm việc (tối thiểu là 1,5 năm).

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được những điều nổi bật, đáng chú ý nhất về hệ thống giáo dục tại Canada – đất nước sở hữu nền giáo dục bậc nhất thế giới. Hy vọng rằng những thông tin của TPD Việt Nam mang lại sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm một sự lựa chọn về môi trường học tập đầy tiềm năng và chất lượng cho các con của họ trong tương lai!

Bình luận:

Tin tức liên quan

Liên hệ với chúng tôi

Hãy cho chúng tôi biết yêu cầu của bạn và chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất


    Họ và tên *


    Số điện thoại*


    Email *

    Gọi trực tiếp
    Chat Facebook
    Chat trên Zalo