fbpx

TÌM HIỂU CÁC LÝ DO TẠO NÊN SỨC MẠNH CỦA NỀN KINH TẾ HOA KỲ!

TÌM HIỂU CÁC LÝ DO TẠO NÊN SỨC MẠNH CỦA NỀN KINH TẾ HOA KỲ!

Hoa Kỳ luôn được biết đến về sự tiến bộ và sức mạnh kinh tế hàng đầu Thế giới. Cho dù trải qua “những sóng gió” lớn như: Đại dịch COVID-19, thị trường chứng khoán, các cuộc tấn công khủng bố, thiên tai…nhưng Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tầm ảnh hưởng rộng lớn bậc nhất trên Thế giới. Trong tương lai, sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ hứa hẹn sẽ còn tiếp tục gây ấn tượng và có những tiến bộ toàn cầu. Trong bài viết này, TPD Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu các lý do tạo nên sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ nhé!

1) Vị trí địa lý của Hoa Kỳ:

Mỹ là quốc gia rộng thứ 3 Thế giới về diện tích. Tuy nhiên, khi nhắc đến sự ảnh hưởng của vị trí địa lý tác động đến sự hùng mạnh của nền kinh tế Mỹ thì không thể không nhắc đến lợi thế về kinh tế biển. Mỹ nằm tiếp giáp với hai đại dương lớn đó là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Nhờ đó, các hoạt động khai thác tài nguyên biển ở đây đều diễn ra rất thuận lợi.

Bên cạnh đó, Mỹ còn nằm ở trung tâm bán cầu Tây, tiếp giáp với Canada, khu vực Mỹ La Tinh, Liên bang Nga nên rất thuận lợi cho việc giao thương giữa các nước trong khu vực. Đồng thời, dễ dàng thiết lập mối quan hệ với khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới bằng đường bộ cũng như đường thủy. Không những thế, vị trí địa lý của Mỹ còn tạo ra nguồn cung cấp tài nguyên dồi dào. Ngoài ra, việc được bao bọc bởi hai đại dương lớn nên Mỹ còn tránh được sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh thế giới.

2) Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước Mỹ:

Mỹ được xem là một đất nước có nền kinh tế hỗn hợp khi cả doanh nghiệp tư nhân và Chính phủ đều đóng những vai trò quan trọng. Trong đó, các doanh nghiệp tư nhân tạo ra phần lớn hàng hóa và dịch vụ, chiếm 2/3 tổng sản lượng kinh tế của quốc gia cho tiêu dùng cá nhân, 1/3 còn lại là đến từ Chính phủ.

Sự phân chia này một phần xuất phát từ niềm tin của người Mỹ về tự do cá nhân. Vậy nên, từ thời lập quốc họ đã lo sợ việc Chính phủ nắm quá nhiều quyền lực. Vì lẽ đó nên người dân luôn tìm cách hạn chế quyền uy của Chính phủ đối với cá nhân và cả trong lĩnh vực kinh tế. Hơn nữa, người Mỹ hầu hết đều cho rằng nền kinh tế đặc trưng sở hữu bởi tư nhân dường như hoạt động hiệu quả hơn so với nền kinh tế đặc trưng sở hữu bởi nhà nước.

Bên cạnh đó, việc Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế cũng góp phần điều chỉnh tình huống về hệ thống giá cả. Hơn thế nữa là Chính phủ còn giải quyết những vấn đề nằm ngoài phạm vi của các lực lượng thị trường. Từ đó có thể thấy rằng, Chính phủ có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước Mỹ chủ yếu trên bốn lĩnh vực bao gồm: ổn định, điều tiết và kiểm soát, các dịch vụ trực tiếp và hỗ trợ trực tiếp.

3) Chính sách thu hút nhân tài giúp nền kinh tế Mỹ phát triển hàng đầu:

Dù Mỹ là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú và giàu tiềm năng, nhưng ngay từ khi lập quốc Chính phủ đã nhận ra rằng không phải đất đai, tài nguyên thiên nhiên tạo nên sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ mà chính là từ những con người thông minh và quyết đoán.

Vậy nên, Mỹ đã có nhiều chính sách nhằm củng cố và phát triển nguồn lực quốc gia. Bên cạnh việc đầu tư cho giáo dục trong nước thì đất nước này cũng có những chính sách thu hút và trọng dụng người tài từ các quốc gia khác trên thế giới. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy trong danh sách những doanh nhân nổi tiếng thế giới thì phần lớn trong đó là người Mỹ.

4) Các công ty vừa và nhỏ chiếm phần lớn nền kinh tế Mỹ:

Chúng ta biết rằng các tập đoàn lớn nhất thế giới thường có trụ sở tại Mỹ và được chú ý nhiều hơn khi nói đến việc đào tạo nhân viên. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại thường tuyển dụng nhiều và kiên cường hơn khi gặp khó khăn. Có thể nói, không chỉ các doanh nghiệp nhỏ, công ty khởi nghiệp đang thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ mà họ còn nuôi dưỡng giấc mơ của đất nước này.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA), các doanh nghiệp vừa và nhỏ có từ 500 nhân viên trở xuống chiếm 99,9% trong tổng số doanh nghiệp tại Mỹ. Trong số các việc làm mới được tạo ra từ năm 1995 đến năm 2020, các doanh nghiệp này chiếm đến 62%, tương đương 12,7 triệu việc làm, còn các doanh nghiệp lớn chỉ là 7,9 triệu việc làm. Một báo cáo của SBA năm 2019 cũng cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 44% hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ.

5) Đầu tư nước ngoài:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng của nền kinh tế Mỹ. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nước ngoài, mà còn tạo ra nhiều cơ hội và lợi ích cho quốc gia này.

Các dự án đầu tư nước ngoài thường tạo ra hàng ngàn công việc làm cho người dân Mỹ. Sự xuất hiện của các công ty nước ngoài thúc đẩy sự cạnh tranh trong nền kinh tế Mỹ. Họ mang theo công nghệ tiên tiến và kiến thức quản lý hiện đại. Đầu tư nước ngoài có thể giúp đa dạng hóa rủi ro kinh tế của Mỹ. Khi nền kinh tế nội địa gặp khó khăn, thu nhập từ các dự án quốc tế có thể củng cố sự ổn định.

6) Sở hữu các trường đại học hàng đầu Thế giới:

Mỹ đã lâu nay được biết đến với hệ thống giáo dục đa dạng và tiên tiến, với nhiều trường học hiện đại mang tầm nhìn đối mặt với những thách thức của tương lai. Trường học được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại, với phòng học đa chức năng, phòng thí nghiệm hiện đại, và thiết bị công nghệ hiện đại. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên tiếp cận được dễ dàng với những kiến thức và kỹ năng mới.

Công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong giảng dạy tại Mỹ. Giáo viên và học sinh, sinh viên thường sử dụng máy tính, tablet, và các ứng dụng giáo dục để tạo ra môi trường học tập tương tác và hấp dẫn. Giáo dục Mỹ khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào các dự án và hoạt động tự tập trung. Với sự đa dạng và tập trung vào sự phát triển toàn diện, nó là một ví dụ mẫu cho hệ thống giáo dục trên toàn thế giới.

7) Mỹ là đất nước dẫn đầu Thế giới về công nghệ:

Mỹ đã đặt công nghệ vào trọng tâm của phát triển kinh tế và xã hội của họ. Sự cam kết này thể hiện qua việc đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển. Họ tôn trọng và khuyến khích sáng tạo cá nhân. Từ những người khởi nghiệp đến những nhà khoa học và nhà phát triển, mọi người được khuyến khích theo đuổi ý tưởng mới và đột phá công nghệ.

Chính phủ Mỹ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi với chính sách thuế hợp lý và quy định linh hoạt, thu hút đầu tư và khuyến khích sự phát triển công nghệ. Duy trì mối quan hệ quốc tế mạnh mẽ với các quốc gia và tổ chức quốc tế để hợp tác trong việc phát triển công nghệ và thúc đẩy thương mại toàn cầu.

Trên đây là những thông tin thú vị mà TPD Việt Nam chúng tôi chia sẻ về sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ, một nền kinh tế vững mạnh với tầm ảnh hưởng không giới hạn trên phạm vi toàn cầu. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin này sẽ giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc và lựa chọn được quốc gia định cư phù hợp cho họ và cả gia đình!

Bình luận:

Tin tức liên quan

Liên hệ với chúng tôi

Hãy cho chúng tôi biết yêu cầu của bạn và chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất


    Họ và tên *


    Số điện thoại*


    Email *

    Gọi trực tiếp
    Chat Facebook
    Chat trên Zalo