fbpx

TỔNG THỐNG DONALD TRUMP THÔNG BÁO MỨC THUẾ QUAN MỚI ĐỐI VỚI HƠN 180 QUỐC GIA & VÙNG LÃNH THỔ

TỔNG THỐNG DONALD TRUMP THÔNG BÁO MỨC THUẾ QUAN MỚI ĐỐI VỚI HƠN 180 QUỐC GIA & VÙNG LÃNH THỔ

Ngày 02/04/2025 tức rạng sáng ngày 03/04/2025 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công bố chính sách thuế quan mới, áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Đánh dấu bước ngoặt lớn nhất trong trật tự thương mại quốc tế.

Mức thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu đối ứng với hơn 180 đối tác thương mại.

Mức thuế “cơ bản” áp dụng với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ là 10%. Một số quốc gia nằm trong nhóm này gồm Anh, Brazil, Singapore, Úc, Chile, Argentina, Saudi Arabia,…

Liên minh châu Âu (EU), Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ chịu mức thuế từ 20 – 26%. Đáng chú ý, Trung Quốc và Việt Nam nằm trong nhóm bị áp mức thuế đối ứng cao nhất, lần lượt 34% và 46%.

Theo đó, khoảng một nửa số nền kinh tế chịu mức thuế chung là 10%, có hiệu lực từ ngày 5/4. Các đối tác thương mại lớn của Mỹ sẽ chịu mức cao hơn sẽ áp dụng từ 9/4.

Cụ thể các mức thuế quan đối với các quốc gia & vùng lãnh thổ:

Việt Nam chịu ngưỡng thuế cao nhất với 46% 

Điều đáng chú ý trong chính sách mới từ phía Nhà Trắng Mỹ là Việt Nam thuộc nhóm quốc gia bị đánh thuế cao nhất – lên tới 46% cho 90% hàng hoá xuất khẩu. Mức thuế này cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lựa như điện tử, dệt may, giày dép và nội thất.

Cụ thể: Thái Lan 36%, Ấn Độ 26%, Indonesia 32%, Malaysia 24%, Bangladesh 37%, Philippines 17%, Pakistan 29%.

Thực tế, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, trong đó Mỹ là thị trường quan trọng nhất. Năm 2024, nước ta xuất khẩu hơn 142 tỷ USD hàng hóa sang Mỹ, chiếm khoảng 30% GDP. Nếu kim ngạch xuất khẩu giữ nguyên, mức thuế này có thể khiến hàng hóa Việt Nam phải chịu khoản thuế lên đến 54,74 tỷ USD mỗi năm, tương đương hơn 10% GDP. 

Đặc biệt, điều này kéo theo tăng trưởng GDP giảm, vì xuất khẩu đóng góp khoảng 70% GDP Việt Nam.

Trong thời gian tới, việc xem xét vấn đề và đưa ra giải pháp phù hợp trước quyết định này từ phía Mỹ là rất cần thiết. 

Vương quốc Anh và khu vực Liên Minh Châu Âu đưa ra các thông báo đáp trả

Vương quốc Anh và khu vực EU lại nằm trong nhóm áp dụng mức thuế thấp nhất là 10 – 20%. Mặc dù vậy, Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) – bà Ursula von der Leyen vẫn lên tiếng chỉ trích chính sách thuế quan mới của Mỹ là “đòn giáng mạnh” đối với kinh tế toàn cầu, đồng thời tuyên bố khối này chuẩn bị đáp trả.

Bà cũng cho biết khu vực đã hoàn thiện gói biện pháp đầu tiên để đáp trả thuế quan đối với thép và tiếp tục chuẩn bị cho các biện pháp đối phó sắp tới nhằm bảo vệ lợi ích và doanh nghiệp nếu các cuộc đàm phán thất bại.

EU là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Năm ngoái, đây là thị trường đơn lẻ lớn nhất cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ.

Ngoài khu vực châu Âu, các quốc gia khác cũng đã liên tiếp lên tiếng để phản ứng lại với chính sách được Mỹ đưa ra ngày 02/04.

Thủ tướng Thuỵ Điển Ulf Kristersson bày tỏ bất bình, lấy làm tiếc về quyết định mới của Mỹ, đồng thời khẳng định, nước này sẽ “bảo vệ thương mại tự do và hợp tác quốc tế”.

Thủ tướng Australia Anthony Albanese cũng đưa ra nhận định, thuế quan mới của Mỹ là không bất ngờ, nhưng đây là giải pháp không chính đáng và đi ngược lại cơ sở quan hệ đối tác của với hai quốc gia. “Đây không phải hành động của một người bạn” – nhà lãnh đạo này đưa ra quan điểm. 

Sáng nay, ngày 03/04 theo giờ Việt Nam, thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tổ chức buổi họp khẩn để đưa ra giải pháp đối với chính sách thuế được áp lên Việt Nam. 

Tổng kết lại có thể thấy rằng mức thuế mới áp dụng cho cả một số đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ chắc chắn sẽ làm sâu sắc thêm cuộc chiến thương mại đã làm rung chuyển thị trường toàn cầu và khiến các đồng minh của Mỹ bối rối.

Đừng quên theo dõi TPD Việt Nam trong các số phân tích tiếp theo để cập nhật thông tin mới nhất từ chính quyền Hoa Kỳ và các biện pháp tại các quốc gia chưa bị áp thuế. 

Bình luận:

Tin tức liên quan

Liên hệ với chúng tôi

Hãy cho chúng tôi biết yêu cầu của bạn và chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất


    Họ và tên *


    Số điện thoại*


    Email *

    Gọi trực tiếp
    Chat Facebook
    Chat trên Zalo