Trong hơn một thập kỷ qua, các chương trình CBI (Citizenship by Investment) từng là lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư toàn cầu nhờ điều kiện đơn giản và quyền lợi di chuyển miễn thị thực. Tuy nhiên, trước áp lực siết chặt từ các quốc gia lớn, đặc biệt là châu Âu và Mỹ, những chương trình này—đặc biệt tại vùng Caribbean—đang dần thoái trào.
Nhà đầu tư giờ đây cần tìm kiếm giải pháp định cư bền vững hơn, vừa đảm bảo lợi ích pháp lý, vừa mang lại giá trị kinh tế lâu dài.
Dưới sức ép ngày càng gia tăng từ các cường quốc và tổ chức quốc tế, các chương trình CBI tại vùng Caribbean đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Những cải cách gần đây dù đã được thực hiện nhưng vẫn chưa đủ để xoa dịu mối lo ngại về an ninh, rửa tiền và trốn thuế.
Trong nhiều năm, hộ chiếu từ các quốc gia Caribbean như Saint Kitts & Nevis, Antigua & Barbuda hay Dominica được ưa chuộng vì cho phép đi lại miễn thị thực đến EU. Tuy nhiên, áp lực từ Ủy ban Châu Âu đã khiến tương lai của đặc quyền này trở nên bấp bênh.
Vào năm 2022, EU đã chấm dứt quyền miễn thị thực đối với Vanuatu do lo ngại về quy trình thẩm định không đủ chặt chẽ. Trong một động thái tương tự, vào năm 2023, Vương quốc Anh đã loại bỏ quyền miễn thị thực của Dominica, cảnh báo rằng các quốc gia Caribbean khác có thể sớm chịu số phận tương tự.
Mới đây, ngày 19/03/2025, Châu Âu cũng đã thông qua bỏ phiếu nhằm đề xuất bãi bỏ quyền miễn thị thực đối với công dân đến từ các quốc gia cấp quốc tịch theo diện đầu tư, đưa đề xuất bước sang giai đoạn lập pháp EU.
Chính phủ Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc các chương trình CBI có thể bị lợi dụng bởi tội phạm tài chính hoặc các cá nhân có nguy cơ an ninh. Một trong những động thái đáng chú ý nhất là dự luật “No Travel for Traffickers Act”, trong đó đề xuất rút quyền miễn thị thực đối với các quốc gia có chương trình CBI không đạt tiêu chuẩn an ninh.
Động thái mới nhất của chính quyền Donald Trump đối với các chương trình CBI Caribbean cho biết, 4/5 quốc gia trong khối bao gồm Dominica, Saint Lucia, Saint Kitts & Nevis và Antigua & Barbuda nằm trong nhóm có nguy cơ hạn chế nhập cảnh vào Mỹ nếu không đáp ứng yêu cầu thay đổi hệ thống kiểm soát an ninh trong 60 ngày tới.
Ngoài áp lực từ các quốc gia lớn, OECD đã nhiều lần xếp các quốc gia CBI vào danh sách có nguy cơ cao về gian lận thuế và minh bạch tài chính. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng của các nước CBI, khiến nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn khi thực hiện giao dịch quốc tế.
Năm 2023, các ngân hàng châu Âu và Mỹ đã tăng cường thẩm định đối với tài khoản của công dân sở hữu hộ chiếu từ các nước CBI, khiến việc mở tài khoản và chuyển tiền quốc tế trở nên phức tạp hơn. Đây là một trở ngại lớn, đặc biệt đối với các doanh nhân và nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch xuyên biên giới.
Theo các chuyên gia đầu tư, có 2 mục tiêu hướng đến chủ yếu của người nước ngoài khi đầu tư quốc tịch Caribbean là Quyền lợi tự do di chuyển và phân bổ tài sản. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, các lợi ích này đang bị suy giảm một cách đáng kể dưới áp lực từ bối cảnh chính trị.
Đặc biệt, kể từ mốc 01/07/2024, tất cả các quốc gia trong khối Đông Caribbean phải ký biên bản ghi nhớ MOA, đồng thời tăng ngưỡng đầu tư trên mức 200.000 USD. Điều này khiến các nhà đầu tư quốc tế xem xét lại quyết định đầu tư, chuyển hướng sang các chương trình khác có quyền lợi tốt hơn.
Theo thống kê, số lượng đơn đăng ký tham gia chương trình đầu tư quốc tịch Grenada chỉ còn 420 hồ sơ vào năm 2024, giảm tới 81% so với con số 2.297 hồ sơ của năm 2023. Và có thể dự đoán rằng, các chương trình khác trong khối cũng đang phải chịu tình cảnh tương tự.
ĐỌC THÊM:
Đứng trước tình hình các Chương trình CBI thoái trào và có thể bị kiểm soát chặt chẽ chứ không còn phổ biến như giai đoạn 2015-2020 hoặc chấm dứt trong vài năm tới, việc tìm kiếm lựa chọn đầu tư thay thế phù hợp là nhiệm vụ cần thiết.
Một số chương trình mang lại nhiều quyền lợi và có giá trị lâu dài được quan tâm trong bối cảnh hiện nay:
Trong bối cảnh biến đổi liên tục của tình hình kinh tế, chính trị toàn cầu, việc linh hoạt trong chiến lược đầu tư, sở hữu quyền lợi hộ chiếu mạnh thay vì chạy theo “Quốc tịch thứ hai” thông qua hộ chiếu CBI được các chuyên gia đánh giá là một nước đi thông minh.
Với các chương trình nhận thẻ cư trú, thường trú, nhà đầu tư có thể hướng tới lộ trình lên quốc tịch sau 5-10 năm.
Đặc biệt, cẩn trọng cân nhắc kỹ lưỡng tính bền vững và pháp lý của các lộ trình đầu tư định cư là lưu ý nên được đặt lên hàng đầu. Hãy xem xét và lựa chọn chương trình phù hợp với định hướng lâu dài của gia đình và các chính sách của quốc gia.
Liên hệ TPD Việt Nam qua hotline 0966.000.131 để được tư vấn, định hướng đầu tư hiệu quả ngay hôm nay!
Dịch vụ liên quan
Liên hệ với chúng tôi