fbpx

EU BỔ SUNG MỘT LOẠT QUY ĐỊNH CHO CHƯƠNG TRÌNH MIỄN THỊ THỰC ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA CBI

Trong thông cáo báo chí được đưa ra ngày 13-3-2024, EU đã đưa ra quyết định bổ sung thêm 3 điều kiện cho phép đình chỉ chính sách miễn thị thực đi lại đối với các nước thứ ba. Chính sách được đưa ra ngay sau khi nhận được sự tán thành của phần đa các đại sứ thuộc các nước thành viên EU (Ủy ban đại diện thường trực). 

Ủy Ban Châu Âu nêu rõ, các nước thứ ba có nguy cơ bị đình chỉ miễn thị thực đi lại trong khu vực Schengen khi vi phạm một trong các điều kiện được bổ sung sau: 

  • Nếu quốc gia được miễn thị thực không tuân theo những chính sách thị thực được EU đề ra. Và điều đó dẫn đến việc có sự gia tăng đáng kể lượng người đến Châu Âu. Ví dụ như trong trường hợp nước thứ 3 có vị trí gần với 1 quốc gia châu Âu, việc di chuyển là dễ dàng, đồng thời không kiểm soát được số lượng người di chuyển. 
  • Không tuân thủ những quyền lợi được cho phép trong mô tả hoạt động của chương trình cấp quyền công dân cho nhà đầu tư. Theo đó, quyền công dân chỉ được cấp mà không có bất kỳ mối liên hệ thực sự nào với nước thứ ba liên quan để đổi lấy các khoản đầu tư được định trước. 
  • Vi phạm các luật lệ hoặc thủ tục bảo mật tài liệu của chính sách miễn thị thực đi lại

 

CHƯƠNG TRÌNH MIỄN THỊ THỰC ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA CBI

Thông qua biểu quyết bổ sung điều kiện mới cho chương trình miễn thị thực tại ủy ban Châu Âu

Cùng với 3 điều kiện mới được bổ sung thêm vào sau buổi họp vào đầu tháng, các điều kiện đã được thiết lập trước đó theo quy định của Ủy Ban Châu Âu đối với các quốc gia có nguy cơ bị đình chỉ miễn thị thực vẫn sẽ được giữ nguyên. Bao gồm:  

  • Số lượng công dân của quốc gia được miễn thị thực nhập cảnh trái phép tăng đáng kể. Bao gồm cả người bị phát hiện lưu trú trái phép và người bị từ chối nhập cảnh tại biên giới. 
  • Có sự gia tăng trên 50% số lượng đơn xin tị nạn từ các quốc gia được miễn thị thực như tỉ lệ cho phép lại thấp (từ 3-4%) 
  • Làm gia tăng cảnh báo an ninh với các quốc gia thành viên EU
  • Giảm sự hợp tác song phương trong quá trình tiếp nhận lại

Tuyên bố của Hội đồng châu Âu cho biết: “Luật mới này được thông qua nhằm giảm thiểu nguy cơ của việc chính sách đi lại miễn thị đang bị lạm dụng hoặc đi ngược lại với lợi ích của EU. Công dân của các nước thứ ba theo chương trình miễn thị thực của Liên minh Châu Âu có thể mất quyền tự do đi lại Quốc gia Thành viên Khu vực Schengen mà không cần thị thực, nếu quốc tịch (thẻ thường trú) của quốc gia đó không đáp ứng một số quy tắc mới do EU đặt ra. 

Các quốc gia chịu tác động trực tiếp bởi chính sách mới trên bao gồm tất cả các quốc gia ngoài EU/Schengen hiện đang được hưởng quyền đi lại miễn thị thực tới khu vực này, đặc biệt bao gồm cả 5 quốc gia CBI vùng Caribe: Saint Lucia, Dominica, Grenada, Saint Kitts & Nevis và Antigua & Barbuda.

Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những nhà đầu tư đang quan tâm đến các chương trình đầu tư định cư nhận quốc tịch ở khu vực ngoài châu Âu, Caribe mà có nhu cầu nhận được chính sách hỗ trợ đi lại tự do để làm việc, du lịch tại các quốc gia trong khối Schengen. 

Chính vì vậy, đứng trước viễn cảnh cánh cửa giao thương giữa EU và khu vực bên ngoài đang dần hẹp lại, những nhà đầu tư định cư muốn tận dụng được cơ hội phát triển kinh doanh trên toàn cầu thì buộc phải xem xét kỹ lưỡng hoặc tham khảo thêm các chương đầu tư nhận thẻ thường trú tại ngay các quốc gia trong khối Schengen như Hy Lạp, Malta, Síp, Tây Ban Nha,...để được đảm bảo về lợi ích tự do đi lại và làm việc trong khu vực. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin các chương trình tại https://tpdvietnam.com.vn/danh-muc-san-pham-dau-tu/san-pham-dau-tu/ hoặc liên hệ với TPD Việt Nam qua số hotline: 0966.000.131 để nhận được tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm.

ĐỌC THÊM: 

CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ NHẬN QUỐC TỊCH HÀNG ĐẦU NĂM 2024

Chương trình miễn thị thực cho nước thứ ba

Dịch vụ liên quan

Liên hệ với chúng tôi

Hãy cho chúng tôi biết yêu cầu của bạn và chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất


    Họ và tên *


    Số điện thoại*


    Email *

    Gọi trực tiếp
    Chat Facebook
    Chat trên Zalo