Vào ngày 31 tháng 3, Bulgaria và Romania đã chính thức gia nhập một phần khu vực Schengen. các quy tắc Schengen sẽ được áp dụng ở cả hai Quốc gia Thành viên, bao gồm cả việc cấp thị thực Schengen và các biện pháp kiểm soát tại biên giới trên không và trên biển nội bộ sẽ được dỡ bỏ. Tuy nhiên, do Áo vẫn đang lo ngại về làn sóng di cư bất hợp pháp nên các quy tắc Schengen vẫn chưa được áp dụng cho biên giới đất liền.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula von der Leyen cho biết, sự kiện Bulgaria và Romania gia nhập gia đình Schengen đánh dấu một cột mốc lịch sử với cả 2 quốc gia cũng như khối Schengen. Bà cũng thể hiện thái độ hoan nghênh đối việc dỡ bỏ kiểm tra biên giới trên không và trên biển giữa 2 quốc gia này và khối chung. Điều này sẽ là một bước tiến trong hành trình xây dựng một châu Âu mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn cho mọi công dân.
Kể từ tháng 12 năm ngoái, cả hai Quốc gia Romania và Bulgaria đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo áp dụng suôn sẻ các quy định của Schengen chính thức từ ngày 31 tháng 3 năm 2024. Các Khung Hợp tác được Ủy ban châu Âu đưa ra vào đầu tháng 3 này cùng với Bulgaria và Romania được xây dựng dựa trên việc thực hiện thành công thí điểm các dự án xin tị nạn nhanh chóng và thủ tục hồi hương. Với các Khung hợp tác này, Romania và Bulgaria sẽ góp phần hơn nữa vào việc tăng cường hợp tác về biên giới và di cư, cũng như các nỗ lực chung của châu Âu nhằm giải quyết an ninh EU ở các biên giới bên ngoài và các thách thức di cư.
Việc gia nhập "một phần" của 2 quốc gia do 2 quốc gia vẫn chưa thể rỡ bỏ hoàn toàn hàng rào biên giới với schengen, khi Áo vẫn còn lo ngại và giữ nguyên biên giới với 2 quốc gia này trên đường bộ. Với những vấn đề gặp phải ở biên giới đường bộ giữa Áo - thành viên Schengen và 2 quốc gia mới, Hội đồng sẽ cần đưa ra quyết định ấn định ngày dỡ bỏ kiểm tra tại biên giới đất liền nội bộ giữa Bulgaria, Romania và các quốc gia Schengen khác sau khi thảo luận tại các phiên họp tiếp theo. Ủy ban châu Âu sẽ tiếp tục cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho Chủ tịch Hội đồng để đảm bảo rằng quyết định về biên giới đất liền có thể được đưa ra sớm nhất vào năm 2024.
Khu vực Schengen được thành lập vào năm 1995 sau khi ký kết Thỏa thuận Schengen 10 năm trước đó giữa năm quốc gia thành viên của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu: Đức, Bỉ, Pháp, Luxembourg và Hà Lan. Ngay sau sự kiện gia nhập của 2 quốc gia Romania và Bulgaria vào ngày 31/3 vừa qua, khu vực hiện đang có 29 thành viên – 25 trong số 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu cũng như Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein.
Khi trở thành thành viên của khối Schengen, các công dân sở hữu visa của các quốc gia này có những quyền lợi như:
Chính vì những quyền lợi vượt trội trên mà các chương trình đầu tư định cư nhận thường trú nhân tại các quốc gia trong khối Schengen luôn mang đến sức hấp dẫn hàng đầu với các nhà đầu tư quốc tế. Nếu các quý vị có quan tâm đến các chương trình định cư ở các quốc gia trên, vui lòng liên hệ với TPD Việt Nam qua số hotline: 0966.000.131 để nhận được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất về thông tin các chương trình.
Dịch vụ liên quan
Liên hệ với chúng tôi