fbpx

EU ĐƯA MALTA RA TÒA VÌ CHƯƠNG TRÌNH CBI: CON ĐƯỜNG LÊN THẲNG QUỐC TỊCH CHÂU ÂU NGÀY CÀNG THU HẸP, CƠ HỘI ĐẦU TƯ NGAY HÔM NAY HOẶC KHÔNG BAO GIỜ! 

quốc tịch châu âu

Một cuộc chiến pháp lý đang diễn ra giữa Ủy ban Châu Âu và Malta về chương trình Nhập quốc tịch thông qua Đầu tư (CBI) đầy tranh cãi của Malta. Kết quả được Tòa án công lý châu Âu (ECJ) đưa ra sẽ không chỉ có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của chương trình đầu tư quốc tịch Malta mà còn là phán quyết về bản chất của quyền công dân EU và sự cân bằng quyền lực trong Liên minh châu Âu. Điều này làm rung lên một hồi chuông cảnh báo cho các nhà đầu tư quốc tế, khi cơ hội trở thành công dân châu Âu thông qua đầu tư trực tiếp đang ngày càng thu hẹp. 

Malta và chương trình đầu tư Quốc tịch (CBI) gây tranh cãi nhiều năm qua

Vào năm 2020, EU đã ban hành tối hậu thư pháp lý cho hai quốc đảo Malta và Cyprus để ngừng cung cấp các chương trình hộ chiếu vàng của họ. Sau đó chương trình tại Cyprus đã xử lý toàn bộ hồ sơ tồn đọng và đóng cửa chương trình. 

Tuy nhiên Malta vẫn tiếp tục duy trì bất chấp cảnh cáo đến từ EU, Malta chỉ đình chỉ chương trình “hộ chiếu vàng” đối với các công dân từ Nga và Belarus, sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Tuy nhiên, quốc đảo này vẫn tiếp tục triển khai cấp quốc tịch Malta cho một số công dân các quốc gia khác và không có ý định chấm dứt chương trình bán “hộ chiếu vàng”. 

Chương trình đầu tư quốc tịch châu âu thông qua Malta đang gặp nhiều trở ngại
Chương trình đầu tư quốc tịch châu âu thông qua Malta đang gặp nhiều trở ngại

Chính vì vậy vào tháng 9 năm 2022, EU đã chính thức thông báo đưa Malta “lên tòa” để xử lý những vi phạm của chương trình khi có nguy cơ gây ra rủi ro nghiêm trọng cho an ninh của khối.

Bất chấp điều này, chính phủ Malta đã phản ứng bằng một tuyên bố phủ nhận vi phạm các hiệp ước của EU, đồng thời nhắc lại rằng chính sách quốc tịch của Malta hoàn toàn thuộc thẩm quyền của chính họ và nước này sẵn sàng theo đuổi vụ kiện.

Sự “cứng đầu” dai dẳng của Malta có thể ngầm hiểu là do nước này chưa “đành lòng” cưỡng lại mối lợi to lớn, khi mà nhu cầu mua quốc tịch châu Âu của giới siêu giàu nước ngoài ngày càng gia tăng. Theo Euronews, kể từ khi được áp dụng vào năm 2013 đến trước khi bị chính quyền EU “đưa lên tòa”, chương trình  “hộ chiếu vàng” đã đem về cho Malta tới 1,1 tỷ USD. 

Với vị thế khá vững chắc khi là thành viên của cả 4 nhóm liên minh lớn nhất châu Âu: Khối thịnh vượng chung (Commonwealth), EU, Khu vực tự do đi lại Schengen và Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), việc duy nhất quốc gia này còn giữ lại chương trình đầu tư quốc tịch (CBI) đã gây nên tranh cãi rất lớn khi làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn khối. 

Tuy nhiên, hiện tại Malta vẫn là quốc gia EU duy nhất vẫn cho phép đầu tư lấy quốc tịch. Chính vì vậy, cuộc xét xử vụ kiện giữa Ủy Ban Châu Âu và Malta vào 17/6/2024 vừa qua là chuyện bắt buộc phải diễn ra. Chính quyền EU đã không thể tiếp tục “xử lý trong nhà” với quốc đảo này, mà phải can thiệp thông qua hệ thống pháp luật chung của khối để đưa ra quyết định cuối cùng đối với sự tồn tại gây tranh cãi của chương trình CBI Malta. 

Những lập luận của Ủy Ban Châu Âu và Malta trước phiên tòa điều trần

Những tuyên bố của Ủy Ban Châu Âu được đưa ra

  1. Yêu cầu mối liên kết thực sự

Ủy ban lập luận rằng luật pháp EU yêu cầu có một mối liên kết thực sự giữa người nộp đơn xin quốc tịch với quốc gia cấp quyền công dân. Còn đối với chương trình CBI của Malta thì hoàn toàn dựa trên những đóng góp tài chính mà không thiết lập được những liên kết này. 

  1. Bảo vệ tính toàn vẹn của quyền công dân EU

Ủy ban châu Âu cũng một lần nữa khẳng định rằng chương trình quốc tịch của Malta đang làm suy yếu sự tin tưởng và đoàn kết lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên trong khối EU, vì những công dân mới được cấp quyền quốc tịch này có được quyền công dân EU trong khi không có mối liên hệ thực chất với quốc gia Malta của họ. 

  1. Nguyên tắc hợp tác chân thành

Cuối cùng, ủy ban cho rằng kế hoạch của Malta đang vi phạm nguyên tắc hợp tác chân thành được nêu trong điều 4 khoản 3 của hiệp ước Liên minh châu Âu (TEU) bằng cách cho phép các các nhân mua quyền công dân mà không có mối liên hệ với nhà nước. 

Phản hồi của Malta về các cáo buộc của Ủy ban

  1. Vấn đề chủ quyền quốc gia

Lập luận đầu tiên được Malta đưa ra đó chính là việc cấp quốc tịch thuộc thẩm quyền trực tiếp của quốc gia, được hỗ trợ bởi luật pháp của tế và TEU, cho phép mỗi quốc trong khối có những tiêu chí riêng về việc xét quốc tịch. 

  1. Ưu tiên lịch sử

Malta cũng chỉ ra rằng việc cấp quyền công dân thông qua đầu tư không phải là một khái niệm mới và đã có tiền lệ lịch sử trên khắp châu Âu, trích dẫn các ví dụ từ Hà Lan ở thế kỷ 16. 

  1. Các biện pháp an ninh và thẩm định

Malta nhấn mạnh trong phiên điều trần rằng chương trình CBI của họ bao gồm các biện pháp an ninh và thẩm định nghiêm ngặt để đảm bảo rằng công dân mới không gây ra bất kỳ rủi ro nào, từ đó duy trì tính vẹn toàn của khung pháp lý quốc gia và EU. 

Malta cũng đặc biệt nhấn mạnh những nỗ lực của mình trong việc đảm bảo tuân theo lập trường của EU, đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp để loại bỏ những lo lắng về nguy cơ đe dọa đến an ninh của toàn khối. Phía bào chữa của Malta cho biết, cơ sở phản đối của Ủy ban đã thay đổi đến lần thứ 3. 

Ủy ban EU và Malta cùng đối chất trước tòa
Ủy ban EU và Malta cùng đối chất trước tòa

Ngoài ra, phía bồi thẩm đoàn của phiên tòa cũng đưa ra những câu hỏi và nhận được phần trả lời theo lập trường của mỗi bên về những vấn đề được 2 bên đưa ra trong phần trên. 

Tóm lại, bản chất của cuộc tranh luận nằm ở sự cân bằng giữa chủ quyền quốc gia và các giá trị chung của EU. Cơ quan bào chữa của Malta nhấn mạnh rằng quyền cấp quyền công dân vẫn là thẩm quyền của quốc gia – một quan điểm được luật pháp quốc tế và các Hiệp ước EU ủng hộ. Trong khi đó, thách thức của Ủy ban kêu gọi đánh giá lại các nguyên tắc cơ bản của quyền công dân EU. 

Kết quả của phiên điều trần sẽ quyết định sự tồn tại của chương trình quốc tịch châu Âu Malta

Nhìn chung, khi Tòa án công lý châu Âu (ECJ) đưa ra kết quả của vụ việc này sẽ có tác động sâu rộng. Nó sẽ không chỉ quyết định tương lai của chương trình Đầu tư lấy Quốc tịch Malta mà còn định hình rộng hơn về ý nghĩa của việc trở thành công dân trong Liên minh Châu Âu. 

Phiên điều trần cũng đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng Liên minh Châu Âu là một thực thể độc nhất – một liên minh gồm nhiều quốc gia khác nhau, mỗi quốc gia có bản sắc và quyền riêng. Nguyên tắc chủ quyền, cùng với nhu cầu hợp tác, tiếp tục xác định mối quan hệ phức tạp giữa các quốc gia thành viên và toàn thể EU. 

Khi các tranh luận pháp lý diễn ra và các nguyên tắc về chủ quyền và quyền công dân được tranh luận, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào quyết định của Tòa án Công lý Châu Âu. Thời điểm của phán quyết sẽ đến vào ngày 3 tháng 10 năm 2024. Cho đến lúc đó, chương trình Đầu tư lấy Quốc tịch của Malta vẫn được tiếp tục hoạt động dù vướng phải nhiều tranh cãi. 

Dù không thể nói trước được kết quả, nhưng bất kỳ tình huống nào cũng có thể xảy ra. Chính vì vậy nhà đầu tư quan tâm đến chương trình đầu tư trực tiếp lên quốc tịch Malta cần nhanh chóng ra quyết định trước khi cánh cửa cuối cùng vào châu Âu này chính thức đóng sập lại. 

Liên hệ TPD Việt Nam để được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ và thủ tục đầy đủ, nhanh chóng để tham gia chương trình CBI Malta. 

ĐỌC THÊM:

Dịch vụ liên quan

Liên hệ với chúng tôi

Hãy cho chúng tôi biết yêu cầu của bạn và chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất


    Họ và tên *


    Số điện thoại*


    Email *

    Gọi trực tiếp
    Chat Facebook
    Chat trên Zalo